Tin tức

Tìm hiểu về tranh sơn mài, thú sưu tầm tranh sơn mài

Tranh sơn mài xuất hiện tại Việt Nam từ rất sớm và chính thức du nhập vào từ thập kỷ 30 của thế kỷ 20. Từ đó trở thành niềm tự hào của người yêu nghệ thuật vì lịch sử lâu đời đã đưa sơn mài từ một chất liệu thủ công truyền thống trở thành một chất liệu đặc sắc của nghệ thuật hội họa Việt Nam.

Nguồn gốc của tranh sơn mài

Nguồn gốc ra đời của nghệ thuật sơn mài cổ truyền đến nay vẫn là một vấn đề gây tranh cãi của các nhà khảo cổ học. Sơn mài xuất hiện đầu tiên trên thế giới cách đây hơn 4000 năm. Vào thời kỳ những năm 1600 - 1046 trước Công Nguyên, người thợ thủ công Trung Quốc đã biết sử dụng sơn mài vào đời sống hàng ngày và sau đó đã đưa màu sắc vào chất liệu này, tạo tính mỹ thuật cao trong từng sản phẩm. 

Tuy nhiên, những đồ dùng và vật dụng trang trí sơn mài đó khác biệt hoàn toàn so với tranh sơn mài của Việt Nam. Sự khác biệt nằm ở kỹ thuật mài và chất liệu.

Tại Việt Nam, từ thời Đinh (930 - 950), người Việt đã biết sử dụng mủ cây sơn để quét truyền. Đến thời nhà Lê, Lý, Trần sơn mài đã được sử dụng rộng rãi trong trang trí các cung điện, hội trường xã, đền thờ, nhà chùa,... nhiều cổ vật, pho tượng gỗ hay đất được sơn son thếp vàng vẫn được lưu giữ. Sự hấp dẫn của chất liệu độc đáo, vừa bền vừa sang trọng, lộng lẫy vàng son, huỳnh quang rực rỡ đã thu hút các họa sĩ say mê tìm tòi, khai thác mọi chất liệu áp dụng vào trong nghệ thuật tạo hình của nước ta. 

Qua nhiều thế kỉ, các nghệ nhân của Việt Nam đã nắm rõ kỹ thuật sử dụng chất liệu sơn mài từ đó tạo ra một loại hình nghệ thuật mang nét đặc sắc của hội họa Việt Nam: tranh sơn mài.

Chất liệu tạo nên một bức tranh sơn mài nổi tiếng

Đúng như cái tên của nó, một bức tranh sơn mài được hoàn thiện cần trải qua rất nhiều công đoạn phức tạp đòi hỏi sự tỉ mỉ đến từng chi tiết. Tác phẩm sơn mài được hình thành chậm rãi qua từng công đoạn: vẽ, sơn, ủ, mài,... Tranh được vẽ trên nền vóc bằng cách dùng sơn ta làm chất kết dính với các chất liệu tự nhiên khác, dùng để vẽ tranh sau đó được mài phẳng.

Chất sơn trong tranh sơn mài là nhựa của một loại cây sơn được khai thác như nhựa cây cao su, có nhựa trắng đục. Nhựa sơn mài được ghi nhận là khó khai thác, chế biến và bảo quản vì nếu tiếp xúc với nước, gió, ánh sáng mặt trời thì sẽ bị nhăn, khô và tối ngay lập tức. Trung bình 300 cây sơn sẽ thu được chừng 0,5kg nhựa sơn thô và phải sau 3 - 4 ngày kế tiếp mới khai thác lần tiếp theo.

Và điểm đặc biệt của tranh sơn mài là các họa sĩ sử dụng sơn ta hoặc sơn chuyên dụng vừa làm màu vẽ vừa làm chất kết dính với các vật liệu khác. Sử dụng kết hợp sơn ta với các chất liệu khác như vàng dát mỏng, bạc quỳ, bạc thiếc, vỏ trứng, vỏ ốc, vỏ trai,... vẫn tạo ra sự kết hợp nhuần nhuyễn, vừa mang nét truyền thống vừa có sự sáng tạo độc đáo.

Bên cạnh đó, mỗi bức tranh sơn mài đều được phủ từ 15-16 lớp sơn và thường được sử dụng gỗ công nghiệp MDF  nhiều lớp  làm vóc tranh làm cho khả năng chống mối mọt cao, chất lượng gỗ ổn định, khắc phục được các nhược điểm nặng, dễ cong vênh của gỗ tự nhiên. Vì vậy mà một bức tranh sơn mài rất bền, cứng, khó bị hư hỏng và  giá trị sử dụng rất cao.

Đặc điểm nghệ thuật 

Về cơ bản, tranh sơn mài truyền thống có 3 màu: nâu, đen và đỏ son. Các họa sĩ sau đó đã tìm tòi, phát triển kỹ thuật đục đẽo và khảm vỏ trứng, cua và vỏ ốc mang lại sự pha trộn màu sắc phong phú. Những đổi mới trong nghệ thuật này là kỹ thuật pha thuốc nhuộm và áp dụng thêm các phương pháp đá bọt và đánh bóng. 

Sơn mài có những đặc điểm khác lạ: muốn lớp sơn vừa vẽ khô, tranh phải được ủ kín trong tủ kín gió và có độ ẩm cao. Gọi là tranh sơn mài vì chỉ khi mài mòn đi thì mới thấy được hình.

Bởi những đặc điểm về màu sắc, chất liệu, sự tỉ mỉ của người họa sĩ mà tranh sơn mài luôn có một chất riêng so với những loại tranh khác. Mặt tranh sơn mài gần như tuyệt đối phẳng, không gian tạo hình của nó không nổi bật lên trước mắt người xem mà tạo hiệu ứng “âm”. Những đường nét nổi bật lên trên nền vóc đen bóng của then hay đỏ của son khiến cho người thưởng thức nghệ thuật không khỏi trầm trồ khen ngợi.  

Tranh sơn mài - niềm tự hào của nền nghệ thuật hội họa Việt Nam 

Chất liệu sơn mài là nét đặc sắc độc đáo và tạo nên điểm khác biệt của hội họa Việt Nam. Nghệ thuật sơn mài là thế giới bí ẩn diệu kỳ và sự vô tận của các họa sĩ, nơi mà họ có thể say mê sáng tạo, mang nét dấu ấn riêng của từng cá nhân nghệ sĩ. 

Nền nghệ thuật hội họa thế giới luôn chuyển mình thay đổi theo sự sáng tạo của các họa sĩ, tuy nhiên, nghệ thuật sơn mài của Việt Nam vẫn giữ được chất riêng, tiếp tục kế thừa và phát triển với những lối sáng tác mang tính độc đáo, mới mẻ.

Không chỉ có giới họa sĩ, mà những người thưởng thức nghệ thuật cũng rất say mê với tranh sơn mài. Các triển lãm tranh sơn mài luôn thu hút được sự quan tâm đông đảo. Người ta có xu hướng treo tranh sơn mài trong nhà bởi nét đẹp độc đáo và bức tranh thiên nhiên hài hòa đường nét ngay tại ngôi nhà sẽ mang lại sự nhẹ nhàng thoải mái cùng vẻ đẹp sâu thẳm giúp tinh thần  dễ chịu, thư giãn hơn. 

Mong rằng qua những chia sẻ trên, quý vị có nhiều kiến thức hơn về nghệ thuật tranh sơn mài độc đáo của nền hội họa Việt Nam. Để xem thêm nhiều hình ảnh hơn về tranh sơn mài hoặc để nhận hỗ trợ, vui lòng liên hệ Sen Decor theo hình thức :

Website: https://sendecor.net/

Hotline: 0979.199.666 - 0927.234.666

Chia sẻ:

Bài viết cùng danh mục:

Facebook

0979.199.666